Cờ Vây bắt nguồn từ đâu?

Cờ vây có nguồn gốc từ Trung Hoa thời cổ đại, là một trò chơi dạng chiến lược, mỗi ván cờ sẽ là cuộc đấu trí giữa hai người. Nhacaiuytin360 cũng muốn bật mí cho anh em một thông tin khá thú vị, cờ vây là một trong những loại cờ lâu đời nhất có mặt trong các nền văn minh nhân loại được cộng đồng quốc tế công nhận. Dĩ nhiên châu Á vẫn là khu vực mà cờ vây thịnh hành nhất, nhưng đang dần có dấu hiệu lan rộng ra các châu lục khác.

Bộ cờ Vây gồm những thành phần gì?

Nhacaiuytin360 không cần nói thì anh em cũng biết, cờ vây, hay cờ gì thì cũng phải bao gồm bàn cờ và các quân cờ. Đặc điểm chung của một bàn cờ vây chính là gồm các đường thẳng dọc cắt các đường ngang tạo thành những ô vuông và giao điểm đều đặn. Những kích thước bàn cờ vây phổ biến nhất trên thế giới hiện nay là: 9x9, 13x13 và 19x19 (đơn vị tính là số ô vuông). Bàn cờ có kích thước càng lớn, thì sẽ đòi hỏi trình độ người chơi phải càng thành thạo.

Bộ cờ Vây gồm những thành phần gì?

Theo văn hoá phương Đông, bàn cờ 19x19 ô vuông (tức 361 giao điểm) là tượng trưng cho 361 ngày trong năm (tính theo lịch Âm) và 4 góc bàn cờ sẽ tượng trưng cho 4 mùa Xuân/ Hạ/ Thu/ Đông. 

Quân cờ trong cờ vây gồm 2 loại là Đen và Trắng. Mỗi bàn cờ sẽ có tổng cộng khoảng 400 quân (chia đều cho trắng và đen), vừa đủ để gặt hái vào tất cả các điểm giao nhau trên mọi loại bàn cờ. 

Cách chơi cờ Vây

Quy tắc cơ bản

Điều 1: Khi bắt đầu ván cờ, trên bàn cờ sẽ không có bất kỳ một quân nào và sau đó người cầm quân Đen sẽ được phép đi trước.

Điều 2: Bạn có thể đặt quân cờ vào bất kỳ giao điểm nào mà bạn muốn. Tuy nhiên, tuyệt đối không được đặt vào giữa hay trên cạnh của ô vuông và chỉ được quân trong phạm vi của bàn cờ mà thôi.

Điều 3: Quân cờ một khi đã đặt xuống bàn cờ là không được đi lại, bất di bất dịch (trừ trường hợp bị ăn quân).

Điều 4: Mỗi lượt chơi, người chơi chỉ được đặt 1 quân cờ xuống bàn, lượt chơi sẽ kết thúc và đến lượt của đối thủ. Nếu bên nào vi phạm đặt từ 2 quân trở lên trong một lượt đi sẽ bị xử thua.

Cách chơi cờ Vây

Đếm đất

Điều 5: Khi đến lượt của mình, người chơi có quyền bỏ lượt không đi, khi cả 2 người chơi cùng bỏ lượt thì ván cờ sẽ kết thúc và thắng thua sẽ được định đoạt bằng cách đếm số quân cờ đã được đặt trên bàn cờ và số đất chiếm được. Người chơi nào có số quân cờ được đặt nhiều hơn và số đất được chiếm nhiều hơn là người giành chiến thắng. 

>>> Xem thêm: Cách chơi xì dách

Luật ăn quân

Trước tiên, Nhacaiuytin360 muốn nói cho anh em khái niệm về khí của mỗi quân cờ: 

Khi một quân cờ được đặt xuống tại vị trí bất kỳ trên bàn cờ thì tất cả các giao điểm nằm sát theo chiều ngang và dọc của quân cờ đó (không tính các giao điểm chéo) là khí của nó. 

Luật ăn quân

Để mở rộng khí, thì người chơi có thể đặt nhiều quân cờ sát vào nhau. Tuy nhiên những quân cờ nằm chéo nhau (Ví dụ trong hình là A và B) thì sẽ không mở rộng khí cho nhau được, dù có đứng sát nhau. 

Trở lại với luật ăn quân, Nhacaiuytin360 sẽ trình bày cho anh quy tắc cơ bản nhất này: 

- Cứ mỗi quân cờ của địch đặt vào ô khí của quân cờ của mình thì quân cờ của mình sẽ mất ô khí đó

- Bất kỳ quân cờ nào không còn ô khí sẽ lập tức bị loại khỏi ván đấu. 

- Như trong hình, nếu quân trắng đặt vào những vị trí x trên bản đồ thì sẽ ăn được những quân đen đã được đánh dấu.

Luật ăn quân

Điểm hết khí

Những điểm nào còn khí, thì ta có thể đặt cờ vào

Nếu tại vị trí muốn đặt quân là điểm hết khí, nhưng lại là điểm nối quân của mình, thì vẫn được phép đặt quân.

Như hình dưới đây, điểm tam giá là điểm hết khí của đen nên quân đen sẽ không được phép đặt vào. Nhưng đây lại là điểm nối quân của trắng nên quân trắng được phép đặt. 

Điểm hết khí

 

Tuy nhiên, ta vẫn được phép đặt vào điểm hết khí trong trường hợp có thể ăn được quân đối phương. Ở hình minh hoạ mà Nhacaiuytin360 cung cấp ở trên, khi quân đen đi vào điểm tam giác đã hết khí, thì những quân trắng bị bịt hết khí sẽ bị loại khỏi ván đấu.